Nước sông Mekong về ít, ĐBSCL sắp đón thêm đợt xâm nhập mặn mới
Chiều 5.1, Công an P.An Hải Nam (Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng) bàn giao người phụ nữ trà trộn vào đám đông xem cầu Rồng phun lửa, phun nước để móc túi du khách nước ngoài, cho Công an Q.Sơn Trà thụ lý theo thẩm quyền.Trước đó, lúc 21 giờ 15 ngày 4.1, tổ tuần tra 8394 (lực lượng tuần tra đêm) của P.An Hải Nam, do Công an phường chủ trì, làm nhiệm vụ tuần tra phòng chống tội phạm tại khu vực cầu Rồng thì nhận được tin báo từ người dân về việc có vụ móc túi du khách nước ngoài.Lúc này, người dân đã bắt giữ Bùi Thị Châu (37 tuổi, ngụ P.An Hải Nam) khi Châu đang móc túi du khách Shaun Phannagan (33 tuổi, quốc tịch Úc). Tang vật thu giữ gồm ví da màu đen, bên trong có giấy phép lái xe và gần 11 triệu đồng.Công an P.An Hải Nam lập biên bản bắt người phạm tội quả tang đối với Bùi Thị Châu và thu hồi tài sản, trao trả cho du khách. Được biết, Bùi Thị Châu đã có 1 tiền án về tội trộm cắp tài sản.Nhận lại tài sản, du khách Shaun Phannagan vui mừng và bày tỏ cảm ơn đối với người dân và lực lượng công an đã kịp thời cảnh giác, phát hiện và bắt quả tang nghi phạm trộm cắp.Bóng chuyền TP.HCM bứt phá, nhiều hy vọng trở lại sân chơi đội mạnh
Chị Lê Phương Quyên (trú TP.Kon Tum) cho biết, chị biết đến lễ hội thông qua những phương tiện truyền thông nên rất háo hức đến tham quan. Theo chị Quyên, phiên chợ được trang trí rất đặc sắc. Các gian hàng đều được làm bằng tranh tre, nứa lá tạo cho du khách một cảm giác quen thuộc, dân dã. Bên trong mỗi gian hàng được thiết kế đơn sơ, giản dị nhưng lại rất cuốn hút người xem. Chợ phiên được bày bán nhiều mặt hàng như trái cây sạch, cà phê, mật ong rừng, rượu cần... khiến người mua thích thú, thỏa sức chọn lựa.
Doanh nghiệp có lao động là người nước ngoài cần lưu ý quy định mới nào?
Sáng 11.3, anh Bùi Quang Huy, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam đã có buổi tiếp ông Kalganov Vyacheslav Gennadievich, Phó chủ tịch Ủy ban Đối ngoại TP.Saint Petersburg (Liên bang Nga).Tại buổi tiếp, anh Bùi Quang Huy cho biết, trong thời gian qua, mối quan hệ hữu nghị truyền thống và đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga tiếp tục phát triển tốt đẹp. Chính quyền TP.Saint Petersburg đã nỗ lực trong việc tổ chức hoạt động, sự kiện góp phần vun đắp làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ giữa hai nước. Anh Bùi Quang Huy nhấn mạnh, Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh luôn coi trọng, đánh giá cao quan hệ hữu nghị, hợp tác với các đối tác Liên bang Nga. Trong năm 2025, T.Ư Đoàn, Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam dự kiến nhiều hoạt động giao lưu thanh niên với các đối tác tại Nga, trong đó có Diễn đàn thanh niên Việt - Nga; dự kiến ký kết thỏa thuận hợp tác với Đội Cận vệ trẻ Đảng nước Nga thống nhất…Anh Bùi Quang Huy đề nghị hai bên tiếp tục tuyên truyền, giáo dục thanh thiếu nhi hai nước về tình hữu nghị truyền thống Việt - Nga; tạo điều kiện cho du học sinh Việt Nam đang học tập và sinh sống tại Nga; tăng cường việc phối hợp đào tạo giữa các trường đại học của hai nước."Chúng tôi mong muốn có loại hình đào tạo trao đổi sinh viên giữa hai bên. Không chỉ đào tạo đại học, sau đại học mà có các khóa bồi dưỡng ngắn hạn, để tăng cường hiểu biết giữa hai bên", anh Bùi Quang Huy đề nghị.Ông Kalganov Vyacheslav Gennadievich cho biết luôn cảm nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của Việt Nam trong quan hệ hợp tác giữa hai nước. Trong chuyến thăm lần này, ông sẽ tới Điện Biên theo lời mời của Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên để tham dự Lễ hội hoa ban 2025 và Lễ hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc lần thứ VIII. Ông Kalganov Vyacheslav Gennadievich cho biết đã ký thỏa thuận hợp tác với nhiều tỉnh, thành của Việt Nam, trong đó có tỉnh Điện Biên và trong năm nay dự kiến sẽ ký thỏa thuận hợp tác với Hà Nội.Ông Kalganov Vyacheslav Gennadievich cũng mời anh Bùi Quang Huy sang thăm TP.Saint Petersburg vào tháng 5 tới, nhằm thực hiện kế hoạch hợp tác giữa hai bên và tăng cường hợp tác mạnh mẽ hơn nữa. Bày tỏ ý kiến của mình, anh Bùi Quang Huy nói: "Chúng tôi luôn coi trọng đối tác Nga, coi Nga là những người bạn thực sự thân thiết của chúng tôi. Các nội dung hợp tác trong thời gian tới cũng xác định tiếp tục giáo dục cho thanh thiếu nhi về truyền thống lịch sử và tinh thần đoàn kết, hữu nghị giữa hai nước. Chúng tôi quan niệm rằng quan hệ hai nước đã rất tốt, thanh thiếu nhi phải duy trì tình cảm tốt đẹp thì trong tương lai mới nâng cao hơn nữa tình đoàn kết hữu nghị giữa hai bên".
Theo thông tin từ Bộ Di trú, tị nạn và quốc tịch Canada (IRCC), từ tháng 11.2024, du học sinh ở chương trình CĐ hay các chương trình ĐH khác ngoài cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ phải tốt nghiệp những ngành đang thiếu hụt nhân lực dài hạn nếu muốn xin giấy phép làm việc sau tốt nghiệp (PGWP). Danh sách này vốn có 966 chương trình, song đã tăng thêm gần 40 hồi giữa tháng 12.2024, truyền thông quốc tế đưa tin mới đây.Cụ thể, tờ ICEF Monitor cho biết các chương trình đào tạo được IRCC công nhận thuộc hai nhóm mới là giáo dục mầm non và nhân viên dịch vụ phát triển. Danh sách còn tăng thêm một lĩnh vực mới là giáo dục bên cạnh các lĩnh vực ban đầu là vận tải; nông nghiệp và nông thực phẩm; đào tạo nghề; chăm sóc sức khỏe; STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học), theo trang web của chính phủ Canada.Cũng theo IRCC, những ứng viên học bậc cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ vẫn được xin PGWP như thông thường. Cũng liên quan tới quy định xin PGWP, IRCC hiện yêu cầu ứng viên phải nộp thêm chứng chỉ tiếng Anh hoặc tiếng Pháp theo Khung đánh giá năng lực ngôn ngữ Canada (CBL), ở bậc 7 với sinh viên ĐH, bậc 5 với người học CĐ. Kết quả các bài thi trên phải có thời hạn dưới 2 năm vào thời điểm nộp đơn.Trả lời tờ The PIE News, bà Larissa Bezo, Chủ tịch Văn phòng giáo dục quốc tế Canada (CBIE), nhận định thiếu ngành chăm sóc trẻ em là thiếu sót lớn trong danh sách gốc, do đây là lĩnh vực đang thiếu lao động trên khắp cả nước. IRCC cũng đang hợp tác với các tỉnh bang để bổ sung một số ngành học đặc thù khác vô danh sách ngành nghề thiếu hụt lao động, bà Bezo nói thêm.Từ 2025, IRCC quyết định giảm 10% hạn ngạch giấy phép du học cấp mới so với 2024, chỉ cấp 437.000 cho sinh viên quốc tế. Việc hạn chế áp dụng với bậc thạc sĩ, tiến sĩ, thay vì chỉ ở bậc cử nhân như trước và nhóm này được ưu tiên dành riêng 12% chỉ tiêu. Cũng từ năm nay, IRCC dừng chương trình du học diện miễn chứng minh tài chính (SDS) với du học sinh đến từ Việt Nam và 13 quốc gia khác.Trước đó, IRCC cũng tăng gấp đôi yêu cầu chứng minh tài chính đối với sinh viên quốc tế, lên mức 20.635 CAD (tương đương 363.000.000 đồng), bên cạnh học phí, chi phí đi lại trong năm đầu tiên. IRCC còn quy định đương đơn theo học các chương trình thạc sĩ có thời lượng đào tạo từ 16 tháng trở lên mới đủ điều kiện để vợ hay chồng xin giấy phép đi làm, thay vì chỉ cần học thạc sĩ như trước. Tất cả sẽ tiếp tục được áp dụng trong năm 2025.Ngoài ra, IRCC hồi tháng 11 cho biết sẽ tăng số giờ sinh viên quốc tế được phép đi làm thêm ngoài khuôn viên trường trong thời gian học, lên tối đa 24 giờ/tuần thay vì chỉ 20 giờ như trước. IRCC cũng cho biết sinh viên quốc tế muốn chuyển trường trong khi học ở Canada nay phải xin giấy phép du học mới, thay vì chỉ cần cập nhật thông tin liên quan lên hệ thống của IRCC.Theo báo cáo từ IRCC, Canada thu hút hơn 1 triệu sinh viên quốc tế đến học trong năm 2023. Thống kê của IRCC cũng cho thấy tổng số người Việt học tập tại Canada từng có xu hướng giảm liên tục, từ 21.480 người vào 2019, đến 2022 còn 16.140 người. Nhưng vào năm 2023, du học sinh Việt ở Canada tăng nhẹ, lên 17.175 người và giữ vị trí thứ 8 về số lượng.
BayoTech Vietnam tài trợ cho giải chạy Bước chân ươm mầm xanh 2023
Trường quốc tế Nam Mỹ hôm 1.3 được Nhà xuất bản ĐH Oxford (OUP) trực thuộc ĐH Oxford hàng đầu Anh công nhận là Trung tâm khảo thí OxfordAQA đầu tiên ở TP.HCM. Đồng nghĩa, từ năm học 2024-2025, trường được ủy quyền giảng dạy và tổ chức các kỳ thi GCSEs và A-levels quốc tế - là những kỳ thi dùng kết quả để tuyển sinh phổ biến tại Anh cũng như trên thế giới.OxfordAQA là hội đồng khảo thí uy tín, thành lập bởi sự hợp tác giữa OUP và AQA (tổ chức khảo thí tại Anh), hiện được giảng dạy ở hơn 500 trường trên toàn cầu. Theo Trung tâm Công nhận văn bằng Anh (UK NARIC), OxfordAQA, Cambridge International và Pearson Edexcel là những hội đồng khảo thí được công nhận bằng cấp, chứng chỉ tương đương GCSEs và A-levels tại Anh.Trao đổi cùng Thanh Niên bên lề sự kiện, bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, Hiệu trưởng Trường quốc tế Nam Mỹ, cho biết với vai trò Trung tâm khảo thí OxfordAQA, học sinh ở trường nói riêng và trong khu vực nói chung có thể dự thi lấy bằng GCSEs và A-levels quốc tế tại miền Nam. Điểm nổi bật là trường không giới hạn phạm vi nội bộ nên các bạn ngoài trường, thậm chí học chương trình khác vẫn có thể đăng ký dự thi nếu đủ điều kiện.Bà Nguyễn Minh Hằng, Quản lý khu vực Đông Nam Á chương trình phổ thông quốc tế Oxford (OUP), cho biết khu vực Đông Nam Á hiện có tổng cộng 50 Trung tâm khảo thí OxfordAQA và con số này tại Việt Nam là 5, trong đó 3 trung tâm là các trường ở Lào Cai, Hà Nội, TP.HCM và hai trung tâm trực thuộc Hội đồng Anh. Tại các trung tâm này, học sinh quốc tế cũng có thể đến dự thi và nhận bằng chứ không chỉ có người Việt.Ngoài ra, nhiều trường quốc tế khác tại Việt Nam cũng đang giảng dạy chương trình hoặc một số môn học của OxfordAQA, song chưa đáp ứng được các tiêu chí kiểm định để trở thành trung tâm khảo thí trực thuộc, bà Hằng lưu ý.Chia sẻ thêm về chương trình giảng dạy, bà Hằng cho hay đơn vị luôn cập nhật học liệu mỗi 5 năm, và mới đây nhất là đưa trí tuệ nhân tạo (AI) vào bài học từ lớp 1 tới lớp 12. Một điểm đáng chú ý khác là trong những giáo trình của OUP, ngoài tài liệu giấy và bài tập trực tuyến, nhà xuất bản còn dùng AI để sản xuất câu hỏi tùy biến (adaptive question) dựa trên năng lực thực tế của học trò, từ đó cá nhân hóa việc dạy học tốt hơn."Điều này cũng giúp các bạn chủ động học tập hơn thay vì chỉ trông chờ bài tập từ thầy cô phát xuống", bà Hằng nhận định.Phát biểu trực tuyến, ông Tom Galvin, Trưởng bộ phận quản lý chất lượng OxfordAQA, cho biết chứng chỉ GCSEs quốc tế của đơn vị được thiết kế cho học sinh tuổi từ 14 - 16, còn bằng A-level dành cho các bạn tuổi từ 16 - 18. Điểm đặc biệt của các văn bằng này là được hơn 700 trường ĐH ở các nước châu Á, châu Âu, khu vực Bắc Mỹ, Úc... và tất cả các trường ĐH tại Anh chấp nhận dùng để tuyển sinh.Còn tại Việt Nam, học sinh có thể dùng A-level để ứng tuyển vào các trường hàng đầu: ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội), Trường ĐH Ngoại thương (Hà Nội), Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM). Ngoài ra, học sinh cũng có thể nộp đơn vào các đơn vị có yếu tố quốc tế, chẳng hạn như Trường ĐH VinUni (Hà Nội), Anh Quốc Việt Nam (Hà Nội), Việt Đức (TP.HCM), RMIT (TP.HCM)...